Cúc tần Ấn Độ là giải pháp tuyệt vời, vừa đơn giản, lại tiết kiệm chi phí để gia đình bạn có thể tránh xa ánh nắng mùa hè gay gắt một cách hiệu quả nhất.

Cây Cúc tần Ấn Độ từ lâu đã được biết đến là loài cây dễ chăm sóc, lại có khả năng phủ bóng mát nhanh và bền vững.

Nếu bạn đang tìm hiểu cách trồng và chăm sóc cây Cúc tần Ấn Độ thì cùng tham khảo qua những thông tin sau đây nhé.

Đặc điểm cây Cúc tần Ấn Độ

Dưới đây là một vài thông tin cùng đặc điểm của cây Cúc tần Ấn Độ.

  • Tên: Cúc tần Ấn Độ
  • Tên gọi khác: cây mành trúc, dây đọi tên, cây bạc đầu
  • Họ: Cúc
  • Tên khoa học: Vernonia elliptica
  • Nguồn gốc: Ấn Độ

Cây Cúc tần Ấn ĐộCây Cúc tần Ấn Độ

Cúc tần Ấn Độ là loài dây leo, nhưng nếu cây lâu đời thì thân sẽ to dần hóa gỗ. Cây được biết đến là có tuổi thọ khá lâu, xanh mát quanh năm, tùy tuổi thọ mà cây có thể dài từ 3m – 20m.

Khi cây còn nhỏ thường có thân màu xanh và dần chuyển màu nâu khi về già. Trên thân phủ nhiều lông mịn, có thể chia làm nhiều nhánh, thân cây mềm, có thể rủ từ trên xuống hoặc bám leo lên trên.

Lá cây cũng có màu xanh, lá dày và có hình trứng, nhọn ở đầu. Cây cũng ra hoa và quả, hoa dạng chùm màu hồng nhạt, khá nhỏ, mỗi bông có 5 cánh, quả hình trụ 5 góc, màu nâu nhạt.

Cây Cúc tần Ấn Độ rất ít khi bị rụng lá, không bám tường nên khi trồng bạn không cần quá lo lắng về vấn đề vệ sinh.

Lợi ích khi trồng cây Cúc tần Ấn Độ

Là loài cây có tốc độ phủ xanh cực nhanh, không khó hiểu khi Cúc tần Ấn Độ mang lại rất nhiều lợi ích cho người trồng. Cùng tìm hiểu xem loài cây này có thể làm gì cho bạn nhé.

  • Đầu tiên phải kể đến là khả năng phủ xanh, che bóng mát. Trồng một dàng Cúc tần Ấn Độ xung quanh có thể tạo một lớp bảo vệ xanh mát giúp ngôi nhà của bạn tránh xa ánh nắng và cái nóng gay gắt từ mặt trời.
  • Lớp cây xanh này còn giúp bạn thanh lọc không khí, mang tới cho nhà bạn một không gian trong lành, tốt cho sức khỏe.
  • Nếu bạn muốn làm đẹp cho văn phòng làm việc thì Cúc tần Ấn Độ cũng là một lựa chọn không tồi, khi loài cây này không bám rễ vào tường, gây mất mĩ quan.
  • Ngoài trồng sát nhà tạo bóng mát, bạn còn có thể trồng Cúc tần Ấn Độ dọc tường rào, trên cổng chào hay các giàn che trước sân để tạo bóng mát, tạo thêm tính thẩm mĩ cho không gian sống.
  • Tại những khu vực công cộng, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê… bạn có thể trồng loài cây này trên các chòi nghỉ để tạo nét mới mẻ cho không gian.

Cúc tần Ấn Độ mang tới không gian sống tươi xanh, mát mẻ

Rất tuyệt vời phải không nào, nếu bạn đang tìm một loài cây để làm đẹp cho ngôi nhà hay văn phòng của mình thì đừng nên
bỏ qua Cúc tần Ấn Độ.

Cách trồng chăm sóc Cúc tần Ấn Độ

Được biết đến là loài cây có sức sống vô cùng mạnh mẽ, Cúc tần Ấn Độ có thể chịu hạn, chịu úng cực tốt, có thể phát triển trên nhiều loại đất, do đó công việc chăm sóc của bạn sẽ rất đơn giản.

Trồng cây:

Vì là loài cây có khả năng sinh sống rất tốt, nên tốt nhất là bạn trồng cây bằng phương pháp giâm cành để cây phát triển nhanh. Bạn chỉ việc chọn một cây xanh tốt khỏe mạnh, sau đó vùi phần cây này vào đất ẩm, khi nào thấy cành mọc rễ thì cắt và trồng sang chỗ mới là bạn đã có một cây con khỏe mạnh rồi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể mua hạt giống hoặc cây non trồng sẵn ở các cửa hàng về trồng. Khi trồng nên chọn khu vực thông thoáng, nhiều nắng gió để cây phát triển tốt nhất.

Tưới nước:

Để Cúc tần Ấn Độ có thể phát triển tốt thì bạn nên tưới nhiều nước, đất phải liên tục duy trì được độ ẩm. Tuy nhiên nếu trong khi hậu hanh khô và thiếu nước thì cây vẫn phát triển bình thường, chỉ là không tốt như khi tưới nước đầy đủ mà thôi.

Tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt
Tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt

Ánh sáng:

Nhìn chung, Cúc tần Ấn Độ phù hợp với nhiều không gian ánh sáng, bạn có thể trồng tại ban công, nơi tràn ngập ánh sáng hay ở chân tường, nơi phủ bóng râm, cây đều cso thể phát triển tốt.

Nhiệt độ:

Tương tự như ánh sáng, cây có thể chịu nóng, chịu lạnh tốt, ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp thì cây cũng không hề bị rụng lá.

Đất:

Cây có thể sống ở nhiều loại đất khác nhau như đất chua, kiềm, thiếu dinh dưỡng, đất mặn hay đất phèn, đất úng… Do đó, để trồng cây, bạn chỉ cần chọn đất nuôi trồng bình thường là được. Để cây phát triển tốt thì bạn có thể bón thêm phân hữu cơ mỗi 3 – 4 tháng một lần.

Tạo hình:

Để cây phát triển đẹp mắt, bạn có thể trồng từ trên cao và cho cây rủ xuống, hoặc có thể trồng bên dưới và tạo dàn để cây bám và leo lên. Khi cây đã đạt tới chiều dài mong muốn, bạn chỉ cần cắt tỉa để duy trì nguyên trạng là được.

Bạn cũng nên tạo giàn để định hướng và giúp cây có dáng đẹp hơn.

Bạn cũng có thể chủ động tạo hình cho giàn Cúc tần Ấn Độ
Bạn cũng có thể chủ động tạo hình cho giàn Cúc tần Ấn Độ

Vệ sinh:

Để đảm bảo vệ sinh khu vực sống, bạn nên thường xuyên dọn gốc, cắt bỏ cành già hay cành thối chết. Nếu cây cho cảm giác quá rậm rạp thì đừng ngại cắt tỉa bớt, vừa giúp không gian thoáng đãng, vừa tránh sâu bệnh hay muỗi.

Trên đây là những thông tin về đặt điểm, cách trông và chăm sóc cây Cúc tần Ấn Độ sao cho hiệu quả và đẹp nhất.

Hãy áp dụng ngay để tạo cho gia đình bạn một không gian sống xanh mát, trong lành nhé.

Chúc bạn thành công.

?Mọi chi tiết về tư vấn thi công, dịch vụ, bán hàng xin quý khách vui lòng liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN KONOHA

☎️ Hotline: 028 6681 9707 – 0965 59 59 66 (Tư vấn bán hàng) – 0902 697 134 (Dịch vụ thi công)

? Văn phòng: 25/7 Cửu Long, P. 2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

? Website: www.vuontuongxanh.net

? Email: chamsockhachhang@konoha.vn.

?️ Youtube Channel: https://bit.ly/vuontuongxanhchannel