Cây cọ cảnh với kích thước nhỏ gọn, dáng vẻ độc đáo, đang dần trở thành một loại cây cảnh phổ biến và được yêu thích tại Việt Nam.

Không chỉ đẹp, loài cây này còn mang tới nhiều ý nghĩa tích cực.

Để hiểu rõ hơn về cây cọ cảnh, chúng ta cùng tham khảo những thông tin dưới đây nhé.

Đặc điểm cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh còn được gọi là cọ lùn, tên khoa học là Livistona rotundifolia, là loài thân gỗ thuộc họ Cau (Arecaceae).

Cây cọ cảnh
Cây cọ cảnh

Khác với những cây cọ bình thường, cọ cảnh có chiều cao hạn chế, thường chỉ từ 50cm đến 2m, dù vậy tán cây vẫn đủ rộng để tạo nên dáng vẻ độc đáo.

Thân cọ cảnh khá nhỏ, dạng cột đơn, bề mặt thân sần sùi do các vết sẹo khi lá rụng để lại. Lá cây chủ yếu mọc ở phần đỉnh cây, cuống dài và dày, hai bên mép có các gai nhỏ. Lá cọ lớn với các thùy sâu hoặc nông tùy loại, màu xanh bóng đẹp mắt.

Cọ cảnh cũng ra hoa, thường hoa sẽ mọc ở nách lá và có dạng chùm lớn, dài và cong. Quả cọ cảnh có hình cầu, nhỏ thì màu xanh sau đó sẫm màu dần, tương tự như các quả họ cau khác.

Về đặc tính sống, cọ cảnh có tốc độ sinh trưởng trung bình, phù hợp với nhiều môi trường sống. Cây ưa sáng và có thể chịu bóng bán phần, ưa ẩm nhưng chịu úng kém, tuy vậy lại có thể sống trong môi trường thủy sinh. Nhìn chung quá trình chăm sóc cây cọ cảnh khá đơn giản, không tốn nhiều công sức.

Ở Việt Nam, cọ cảnh cũng được chia làm nhiều loại, trong đó phổ biến nhất vẫn là các loại sau:

  • Cọ ta: đây là loài thường gặp nhất, chiều cao cây hạn chế nhưng lá to, tán rộng, thùy lá nông. Cây có thể trồng cảnh ở sân vườn hoặc trồng trong chậu đặt trong nhà đều phù hợp.
  • Cọ Mỹ: loài cọ này có kích thước cao hơn, thân nhiều gai sắc. Lá cây hình quạt và có các thùy sâu, rũ dài xuống. Cọ Mỹ chủ yếu được trồng ngoài trời, tạo cảnh quan cho sân vườn, lối đi.
  • Cọ lá tre: loài này có dáng vẻ bên ngoài giống cây tre hơn là cây cọ. Kích thước cây khá nhỏ, chiều cao hạn chế, lá cây không xòe ra mà rũ dài. Tương tự như cọ ta, cây cọ lá tre có thể trồng ở nhiều vị trí khác nhau.

Công dụng của cây cọ cảnh

Là loài cây có hình dáng độc đáo, tác dụng chính của cọ cảnh vẫn là trồng trang trí.

Nhờ kích thước nhỏ, không tốn diện tích, bạn có thể trồng cọ cảnh ở sân vườn, ban công, trang trí tiểu cảnh. Không chỉ vậy, bạn có thể trồng trong chậu lớn, đặt ở hành lang, tiền sảnh, phòng họp hay trồng trong chậu vừa đặt ở phòng ăn, phòng khách, giếng trời…

Các khu nghỉ dưỡng, nhà hàng hay khách sạn cũng thường trồng cọ cảnh để tô điểm không gian tiếp khách.

Cây được trồng làm cảnh ở nhiều vị trí
Cây được trồng làm cảnh ở nhiều vị trí

Cọ cảnh còn được biết đến là loài cây có khả năng loại bỏ bụi bẩn, thanh lọc không khí rất tốt. Trồng loài cây này trong nhà sẽ giúp không gian sống của bạn lành mạnh hơn, đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, cây cọ cảnh còn tỏa ra mùi hương giúp xua đuổi côn trùng, giúp bạn giải quyết các vấn đề về ruồi muỗi cực kỳ hiệu quả.

Rất nhiều công dụng hữu ích đúng không nào.

Ý nghĩa của cây cọ cảnh

Không chỉ có dáng vẻ đẹp và độc đáo, cọ cảnh còn được biết đến là loài cây mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.

Cụ thể, từ lâu cọ đã được xem là loài cây có thể xua đuổi tà khí, thu hút tài lộc vào nhà. Hình dáng của bẹ lá như bàn tay hứng lộc cũng tượng trưng cho việc tài lộc rót vào nhà dồi dào.

Bởi vậy, người ta thường trồng cây cọ cảnh để mong muốn có cuộc sống no đủ, sự nghiệp thăng tiến.

Trong các dịp đặc biệt như khai trương, tân gia, người ta cũng thường tặng cọ cảnh thay cho những lời chúc ý nghĩa.

Cọ cảnh mang nhiều ý nghĩa tích cực
Cọ cảnh mang nhiều ý nghĩa tích cực

Cách trồng và chăm sóc cây cọ cảnh

Hiện nay, cây cọ cảnh được bán nhiều tại các đại lý với giá khá rẻ, bạn có thể tìm mua để tiết kiệm thời gian, công sức. Nhưng nếu vẫn muốn tự mình chăm sóc thì có thể tham khảo hướng dẫn dưới đây.

Phương pháp trồng cây cọ cảnh

Cọ cảnh thường được nhân giống bằng cách gieo hạt.

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị đất trồng, tốt nhất là chọn đất thịt, bổ sung thêm mùn cưa, xơ dừa và phân chuồng để đảm bảo dinh dưỡng và độ tươi xốp. Bầu đất hay chậu trồng phải có lỗ thoát nước để tránh ngập úng.

Sau đó, bạn lấy hạt cọ cảnh vùi vào trong bầu đất, tưới nước để duy trì độ ẩm, chỉ 1 – 2 tuần là hạt sẽ nảy mầm. Bạn che chắn cẩn thận, tránh ánh nắng gắt, tiếp tục tưới nước cho tới khi cây lớn hơn thì có thể xé bầu mang vào trồng trong chậu hay ra đất.

Cây thường được trồng bằng cách gieo hạt
Cây thường được trồng bằng cách gieo hạt

Cách chăm sóc cây cọ cảnh

Nhờ sức sống tốt, phù hợp với nhiều điều kiện sống khác nhau mà quá trình chăm sóc cây cọ cảnh khá đơn giản.

Tưới nước: cọ cảnh là loài ưa ẩm, khi cây còn nhỏ thì bạn nên duy trì đều đặn tưới cây mỗi ngày. Khi cây đã lớn hơn thì có thể tưới 2 – 3 lần mỗi tuần. Nếu trồng trong nhà thì có thể tưới mỗi tuần một lần là đủ. Quan trọng là khi tưới bạn phải chú ý lượng nước, không tưới quá nhiều khiến cây bị úng rễ.

Ánh sáng: cây có thể sống tốt ở nơi nhiều ánh sáng hoặc bóng bán phần, tốt nhất là đặt cây ở nơi thoáng mát. Khi cây còn nhỏ bạn cần che chắn mỗi khi nắng quá gắt để tránh héo lá. Nếu đặt chậu cây trong nhà, mỗi tuần bạn nên mang cây ra ngoài trời khoảng 1 – 2 tiếng để kích thích cây quang hợp.

Dinh dưỡng: cây không cần quá nhiều dinh dưỡng, nhưng để lá xanh và mập, bạn nên đình kỳ bón phân cho cây mỗi 3 – 4 tháng. Phần bón cho cây có thể là phân hữu cơ hoặc NPK… Ngoài ra, nếu trồng trong chậu thì mỗi năm nên thay đất trong chậu 1 lần.

Phòng trừ sâu bệnh: nhờ khả năng xua đuổi côn trùng mà cọ cảnh ít khi bị sâu bệnh. Nhưng thi thoảng cây cũng gặp phải tình trạng héo lá, đốm vàng, khi đó bạn chỉ cần sớm loại bỏ lá bị héo là được.

Không tưới quá nhiều nước khiến cây ngập úng
Không tưới quá nhiều nước khiến cây ngập úng

Trên đây là những thông tin về cây cọ cảnh mà bạn có thể cần trong quá trình trồng và chăm sóc loại cây ý nghĩa này.

Chúc bạn thành công.

?Mọi chi tiết về tư vấn thi công, dịch vụ, bán hàng xin quý khách vui lòng liên hệ CÔNG TY CỔ PHẦN GREEN KONOHA

☎️ Hotline: 028 6681 9707 – 0965 59 59 66 (Tư vấn bán hàng) – 0902 697 134 (Dịch vụ thi công)

? Văn phòng: 25/7 Cửu Long, P. 2, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.

? Website: www.vuontuongxanh.net

? Email: chamsockhachhang@konoha.vn.

?️ Youtube Channel: https://bit.ly/vuontuongxanhchannel